Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Hãy Tả Lại Hình Anh Cây Đào Vào Dịp Tết Đến, Xuân Về.

Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Hãy Tả Lại Hình ảnh Cây Đào Vào Dịp Tết Đến, Xuân Về.


Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Hãy Tả Lại Hình Anh Cây Đào Vào Dịp Tết Đến, Xuân Về.

Mở bài: Giới thiệu về cây đào (đào phai, đào bích, ..) vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.  

Thân bài: Miêu tả đặc điểm, hình dáng của cây: 

+ Tả khái quát: Cây cao chừng nào? Dáng cây tự nhiên hay được tạo thế? 
+ Tả chi tiết (chú ý miêu tả chọn lọc, kết hợp quan sát với liên tưởng, so sánh và nhận xét): Thân cây nhỏ, đầy đặn, màu nâu sần đã được bàn tay khéo léo của người thợ tạo dáng một con rồng như đang uốn mình bay lên. Tán cây rộng, toả đều và cân đối, là đào màu xanh mướt, thanh mảnh, nhỏ nhắn. Những nụ đào chùm chim phớt hồng, e ấp trong đài là xanh non. Lác đác một vài bông đã nở sớm trong gió xuân và mùa xuân se lạnh,… Hình ảnh cây đào trong mỗi dịp Tết: 
+ Cây đào được đặt trang trọng trong nhà đem đến một không khí ấm áp, đặc trưng của ngày Tết. 
+ Trong hơi ấm nồng nàn của mùa xuân, những nụ đào đã bắt đầu nở hoa: Hoa đào mọc sát cành xen kẽ với lá như được nàng tiên của mùa xuân cài lên để làm duyên cho cây. Cánh hoa kép, xoè ra thành tầng lớp, thoang thoảng một mùi hương. Cánh đào mịn màng như lụa, duyên dáng trong một sắc hồng thắm làm nổi bật màu vàng tươi của nhị hoa. Trong không khí se lạnh của buổi sáng đầu tiên của năm mới, ngắm nhìn hoa đào nỡ rực rỡ lòng người bỗng ấm áp và vui lạ lùng. Cứ thế, hoa đào dịu dàng khoe sắc làm đẹp trong mỗi dịp Tết đến, xuân về. 

Kết bài: Hoa đào chính là một hình ảnh biểu trưng cho cái Tết cổ truyền của Việt Nam. Hoa đào nhắc nhở mỗi người con xa quê nhớ về gia đình và không khí đoàn tụ ấm áp, thiêng liêng của ngày Tết. 


Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Hãy Tả Lại Hình Anh Cây Đào Vào Dịp Tết Đến, Xuân Về.

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, em lại náo nức cùng gia đình đi sắm Tết. Này mứt, này bánh, này dưa hành, này thịt mỡ,... Và không thể nào quên chọn một cây đào thật đẹp để mừng cho năm mới. Năm nay cũng vậy, bố và em đã mua được một cây đào Nhật Tân rất quý. 

Ở Hà Nội, đào được trồng nhiều nơi nhưng đẹp nhất vẫn là đảo Nhật Tân, Đào Nhật Tân nổi tiếng vì cảnh đào mập căng, hoa nở đều, đẹp, sắc đào thắm, lâu phai. 

Cây đào gia đình em có được trong dịp Tết này khá độc đáo. Cây đào chỉ cao ngang đầu gối em, nhỏ nhắn và đáng yêu hết sức! Nguyên do vì nhà em hơi chật, một cây đào xinh xắn như thế vừa hợp với ngôi nhà vừa mang được không khí ngày Tết. Tuy nhỏ nhưng cây đào căng tràn sức sống 

Bố em đặt cây đào vào một châu sứ hình chữ nhật màu trắng. Phần đất trồng cây lộ ra đã được em trai em tỉ mỉ phủ kín bằng những viên đá cuội trắng. Thân đào to bằng cổ tay em, phần vỏ màu nâu mốc, xù xì. Đặc biệt, thân đào thấp nhưng được tạo dáng khá đẹp mắt. Thân đào uốn ngang gần như song song với mặt đất chừng 20cm rồi vươn lên. Những cảnh đào mọc xoè ra toả tròn, cành nào cành nấy đều mơn mởn, vỏ căng bóng. Những nụ đào mập, tròn nhỏ như hạt đổ đen được phủ dưới một lớp lông trắng mịn. Lác đác đã có một vài nụ e ấp nở, sắc đỏ tươi như giữ cả trời xuân. 

Ngày mùng một Tết. 

Cây đào kiêu hành được đặt lên chiếc bàn ở giữa nhà, trước bàn thờ tổ tiên. Những bông đào nở to một sắc đỏ lộng lẫy. Mỗi bông hoa có năm cánh tươi tắn được gắn với nhau bởi đài hoa xanh sẫm. Nhị đào vàng tươi nổi bật giữa sắc màu của cánh. Màu sắc rực rỡ của hoa đào theo những cành đào toả ra như muốn mang sắc xuân đến mọi nơi, mọi chốn. Từ đêm giao thừa, cây đào nhỏ được mẹ em treo những phong bao đỏ có in chữ mạ vàng rất nổi. Gió xuân lướt qua, cánh hoa đào rung rinh, những phong bao xoay tròn, lấp lánh như muốn tô đậm sắc màu may mắn của ngày Tết. 

Theo quan niệm của ông cha ta, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường. Hoa đào ngày Tết mang sắc đỏ tươi thể hiện mong ước những điều tốt lành trong năm mới. Và cây đào xinh xắn của gia đình em trong dịp này cũng là lời nguyện cầu may mắn cho gia đình.