Em đã được học bài thơ Tre Việt Nam của Nhà thơ Nguyễn Duy. Dựa vào cảm nhận của nhà thơ về cây tre Việt Nam, em hãy viết bài văn tả cây tre với những cảm xúc của riêng mình.


Em đã được học bài thơ Tre Việt Nam của Nhà thơ Nguyễn Duy. Dựa vào cảm nhận của nhà thơ về cây tre Việt Nam, em hãy viết bài văn tả cây tre với những cảm xúc của riêng mình. 


Bài văn miêu tả mẫu hay.
Em đã được học bài thơ Tre Việt Nam của Nhà thơ Nguyễn Duy. Dựa vào cảm nhận của nhà thơ về cây tre Việt Nam, em hãy viết bài văn tả cây tre với những cảm xúc của riêng mình.


Bao quanh làng em là luỹ tre xanh mát. Em cũng không biết luỹ tre này có từ bao giờ, chỉ nghe người làng bảo nhau: “Luỹ tre này đã có từ những năm đánh Mĩ”. 

Nhìn từ xa, luỹ tre như một bức tường thành vững chắc che chở, bao bọc cho làng. Bức tường ấy được tạo nên từ hàng trăm cây tre mảnh mai, gầy guộc nhưng đầy sức sống. Đất làng em cũng chẳng màu mỡ gì, chỉ toàn những loại đất cằn, bạc màu, sỏi đá. Vậy mà, cây tre vẫn sống, vẫn cứ lên xanh tốt, quanh năm tre vẫn cứ xanh, Thân cây tre cao vút, vươn thẳng tới trời xanh. Trên cái thân mảnh mai ấy có bao nhiêu là cái đốt, cái gióng tre trông như những đốt mía, gióng mía khổng lồ. Mỗi khi nhìn những cái đốt tre ấy, em lại nhớ đến anh chàng cày thuê trong truyện Cây tre trăm đốt với câu thơ “Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Thân tre làng em không mang màu xanh như những cây tre nơi khác, tre làng em có màu hơi vàng. Dân làng em bảo: Những cây tre này phải chịu đựng nắng gió, sương đêm như dân làng em một nắng hai sương vậy. Dưới cái thân tre vàng óng, cao vút ấy là những cái gốc sần sùi, tua tủa những cái rễ con con. Những cái rể tre nổi lên mặt đất trông như lũ giun con bò lổm ngổm. Không ai đếm được tre có bao nhiêu rễ, chỉ biết rằng hàng triệu cái rễ ấy ngày ngày chắt chiu chất dinh dưỡng để nuôi cây xanh tốt. Bên cạnh mấy gốc tre già là những cái măng đang mọc lên. Cây măng nào cũng mập, bụ bẩm và nhọn hoắt như những cây chông. Chúng mặc chiếc áo cộc màu xanh xám. Đó chính là cái áo mà tre mẹ đã nhường cho con, để che chở những đứa con non nớt. Trên chiếc áo đó có rất nhiều lông tơ. Lứa măng anh chị đã lớn, lứa măng em lại được sinh ra. Mùa tre đẻ măng cũng là mùa xuân ấm áp. Từ những cái đốt tre mọc ra tua tủa các cành to, cảnh nhỏ. Trên cái “tay tre” ấy có vô số cái gai nhọn. Những cái tay ấy cứ đan vào nhau, giằng níu nhau làm cho tre đứng vững trong gió bão. Càng gần lên ngọn, tre càng nhiều lá. Những chiếc lá tre mỏng manh, 

nhỏ bé suốt ngày ca hát rì rào. Thỉnh thoảng, mấy chiếc lá tạm biệt mẹ bay xuống mặt ao, thả thuyền trôi vui đùa cùng bè bạn. 

Có luỹ tre làng, người làng em cảm thấy như gần gũi, gắn bó với nhau hơn. Sau những buổi làm đồng mệt nhọc dưới trời nắng nóng, mọi người ngồi nghỉ dưới bóng mát của luỹ tre. Họ kể chuyện làm ăn, chuyện nhà, chuyện cửa. Họ lại được nghe tiếng tre kẻo kẹt, tiếng gió xào xạc, âm thanh quen thuộc của làng quê. Dưới bóng tre, lũ trâu nằm nhai rơm mới, mắt lim dim bình yên thanh thản. Mùa hè, bao nhiêu là chim đến đây ca hát, nhất là lũ ve sầu ngày nào cũng cất lên những bài ca hay nhất của loài ve. 

Tre như người bạn của người dân quê em. Tre có mặt trong cuộc sống của mỗi nhà. Từ những cái quạt nan bé nhỏ cho làn gió mát đến cái đòn gánh mẹ vẫn đặt lên vai mỗi khi đi làm đồng, đi chợ, từ những cái lạt mỏng manh dùng để buộc gói đến những cái đòn tay đỡ mái nhà tranh. Em yêu vô cùng luỹ tre xanh quê em. Mai đây lớn lên, em sẽ đi khắp miền Tổ quốc. Mỗi khi nhớ về quê hương, hình ảnh quê hương là hàng tre đầu xóm thân yêu. Ôi! Luỹ tre xanh xanh tuổi thơ! Luỹ tre xanh xanh Việt Nam! 

Em đã được học bài thơ Tre Việt Nam của Nhà thơ Nguyễn Duy. Dựa vào cảm nhận của nhà thơ về cây tre Việt Nam, em hãy viết bài văn tả cây tre với những cảm xúc của riêng mình. Em đã được học bài thơ Tre Việt Nam của Nhà thơ Nguyễn Duy. Dựa vào cảm nhận của nhà thơ về cây tre Việt Nam, em hãy viết bài văn tả cây tre với những cảm xúc của riêng mình. Reviewed by PT on February 17, 2019 Rating: 5
Powered by Blogger.